Chuyện công nghệGiải tríNội dung nổi bật

Lí do iPhone không cần màn hình 2K

Trong khi những mẫu flagship Android đều được trang bị màn hình độ phân giải 2K+ thì Apple vẫn giữ nguyên những tiêu chuẩn màn hình của mình trên iPhone, vậy đâu là lí do?
1633

Trước đây, Apple luôn là nhà tiên phong trong việc trang bị những công nghệ mới hay những tính năng mới trên những mẫu iPhone. Sau đó, một số nhà sản xuất điện thoại Android sẽ “tùy biến” tính năng đó lại với mức chi phí thấp hơn.

Thế nhưng thời gian gần đây, mọi chuyện đã có sự thay đổi. Bởi các thương hiệu smartphone Trung Quốc đã vươn lên trong việc trang bị các công nghệ mới nhất như công suất sạc siêu nhanh, viên pin khủng hay màn hình độ phân giải cao.

Chẳng hạn như trước đây, khi Apple vẫn sử dụng màn hình LCD thì các nhà sản xuất Android đã phổ biến màn hình OLED trên các dòng sản phẩm khác nhau, thậm chí những mẫu flagship Android đã có độ phân giải lên đến 2K+. Vậy tại sao Apple vẫn chưa trang bị màn hình 2K trên những mẫu iPhone của họ?

Đầu tiên là đến từ sự khác biệt giữa iPhone và smartphone Android. Tại sao Apple phải làm điều đó khi iPhone vẫn tạo nên cơn sốt hút hàng và giữ chân lượng lớn ifans trung thành hàng năm với con chip mạnh mẽ, hệ điều hành iOS, hệ sinh thái Apple và sự ổn định lâu dài,…vv.

Trong khi đối với thế giới Android, vi xử lý cho đến nền tảng phần mềm đều giống nhau. Sự khác biệt đến từ sự tối ưu phần mềm và thuật toán của các nhà sản xuất. Vì vậy, việc sử dụng màn hình 2K cũng là cách các nhà sản xuất Android làm nổi bật sản phẩm của họ khi quảng bá.

Thực tế iPhone vẫn bán rất chạy dù không có màn hình 2K. Ví dụ như một số mẫu flagship Android Trung Quốc hiện đã trang bị màn hình độ phân giải 3216 x 1440 pixel, trong khi trên iPhone 13 Pro Max là 2778 x 1284 – vẫn chưa đạt chuẩn của màn hình 2K. Lí do Apple không thực sự quan tâm đến điều này có thể là vì công ty táo khuyết tập trung vào kích thước màn hình và mật độ điểm ảnh (ppi).

Màn hình độ phân giải 2K về cơ bản sẽ mang lại khả năng hiển thị tốt hơn, tuy nhiên Apple lại sử dụng mật độ điểm ảnh làm tiêu chuẩn cho màn hình thay vì độ phân giải. Khái niệm “màn hình Rentina” xuất hiện lần đầu trên iPhone 4, lúc ấy máy có độ phân giải 960 x 640 pixel, màn hình 3.5 inch và mật độ điểm ảnh đạt 330ppi.

Khi bạn cầm thiết bị có mật độ điểm ảnh đạt 300ppi với khoảng cách từ 10 – 12 inch (25 – 30cm), võng mạc sẽ không thể phân biệt được các điểm ảnh.

Steve Jobs

Màn hình 2K thật sự xuất sắc, nhưng đối với mắt người, chúng ta sẽ rất khó nhận ra điểm “rổ” trên màn hình khi sử dụng ở một khoảng cách bình thường. Trừ khi chúng ta sử dụng kính hiển vi để soi, tìm ra sự khác biệt đó.

Cuối cùng, màn hình 2K sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thời lượng sử dụng pin của thiết bị. Nếu phải trang bị độ phân giải này trên những mẫu iPhone, công ty táo khuyết có lẽ phải tăng cường dung lượng pin và cải thiện tốc độ sạc hơn nữa. Chúng ta cùng chờ xem Apple sẽ làm gì trên những thế hệ iPhone mới nhé!

Theo Gizchina

3 ( 2 bình chọn )

Bài viết liên quan

About Nguyễn Thành Đạt

View all posts by Nguyễn Thành Đạt

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Xem thêm