Góc Nhìn The PixelLăng kính The PixelNội dung nổi bật

Chúng ta nợ ASANZO một lời xin lỗi

Có lẽ chúng ta vẫn còn nhớ đến thương hiệu ASANZO cùng với khẩu hiệu ĐỈNH CAO CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN. Sau những vụ việc liên quan đến "Công nghệ lõi" và hàng Made in Vietnam, tôi nhận ra có lẽ chúng ta đã nợ ASANZO lời xin lỗi
11380

Sự rút lui của Vsmart trong lĩnh vực công nghệ khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy hối tiếc và xem Vsmart như một huyền thoại. Công ty thuộc tập đoàn Vingroup đã gây ra cú hit cho thị trường di động Việt Nam khi từng có thời gian Vsmart chiếm đến 16,7% thị phần, vượt qua những tên tuổi như Xiaomi hay Realme. Thế nhưng, có lẽ nhiều người đã quên rằng Việt Nam cũng từng có một thương hiệu vô cùng thành công về doanh số và thương hiệu, phổ cập được những sản phẩm TV, điện gia dụng thậm chí là smartphone với mức giá hợp lí đến người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn – ASANZO. Và sau những lùm xùm về vấn đề “công nghệ lõi” gần đây, tôi mới chợt nhận ra rằng có lẽ chúng ta đã nợ ASANZO một lời xin lỗi.

Trước đây, ai trong chúng ta ít nhất cũng từng nghe qua khẩu hiệu ASANZO – ĐỈNH CAO CÔNG NGHỆ NHẬT BẢN. Nhà sản xuất này không chỉ xây dựng thành công được môt thương hiệu gần gũi với người tiêu dùng, mang đến những sản phẩm điện gia dụng chất lượng “Made in Vietnam” với mức giá hợp lý đến với hầu hết mọi gia đình mà còn tạo được việc làm cho người dân với khu nhà máy lắp ráp của mình.

Các sản phẩm như máy lạnh, nồi cơm điện, bình đun siêu tốc cho đến các mẫu TV Android với mức giá hợp lý, phù hợp với khả năng chi tiêu của hầu hết mọi người dân. Ngoài ra, ASANZO cũng tập trung cho việc phát triển các sản phẩm của mình, nỗ lực phát triển thương hiệu bằng việc tham gia tài trợ cho các game show, chương trình truyền hình nổi tiếng.

Cứ tưởng thương hiệu Việt này sẽ tiếp bước thành công, cho đến tháng giữa năm 2019, báo Tuổi Trẻ đã có hàng loạt bài viết “lột trần” ASANZO, đưa ra những bằng chứng cho rằng công ty này nhập khẩu linh kiện như tấm nền panel TV, linh kiện TV để về lắp ráp tại nhà máy của mình và dán nhãn “Made in Vietnam”, hay nhiều sản phẩm được nhập trực tiếp thành phẩm về (hay hiện nay chúng ta còn gọi là hình thức ODM) để kinh doanh.

Lúc đó, hàng loạt phương tiện truyền thông liên tục phát đi những thông tin này khiến ASANZO mất niềm tin từ khách hàng, người dùng quay lưng, nhà bán lẻ ngừng hợp tác khiến công ty của ông Phạm Văn Tam rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Dù sau đó, ASANZO đã được Bộ công an kết luận rằng: “Chưa có căn cứ xác định việc hưởng lợi của Asanzo trong việc bán hàng hóa xuất xứ “Trung Quốc” đội lốt hàng hóa có xuất xứ “Việt Nam” tại thị trường Việt Nam. Do đó, chưa có căn cứ xác định Công ty Asanzo có hành vi lừa dối khách hàng trong việc bán các sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo…… Bản thân Công ty Asanzo vừa mua hàng hóa nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo từ các công ty có hoạt động nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Trung Quốc hoặc lắp ráp linh kiện thành sản phẩm nguyên chiếc, vừa mua linh kiện để lắp ráp sản phẩm nguyên chiếc mang nhãn hiệu Asanzo để bán, pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước và cũng chưa có quy định, tiêu chí để hàng hóa được ghi nhận “Sản xuất tại Việt Nam”.

Sau vụ việc này, một số cuộc họp đã được diễn ra nhằm đưa ra những quy định thế nào là hàng hoá Made in Vietnam, và sau này xuất hiện thêm những khái niệm về Make in Vietnam. Thế nhưng, sau khi vụ việc này trôi qua được một thời gian. Thị trường công nghiệp điện tử Việt Nam chứng kiến những vụ việc liên quan đến một số công ty có dấu hiệu đánh tráo khái niệm, liên tục sử dụng khẩu hiệu Made in Vietnam hay công nghệ lõi. Một trong số đó từng bị phát hiện về việc đã nhập khẩu cả phần vỏ hộp sạc tai nghe True Wireless cho sản phẩm của mình về, sau đó phía công ty đó cho rằng họ đã thuê ODM, nhập khẩu cả cụm linh kiện về để lắp ráp và cho rằng hộp sạc tai nghe chỉ là cụm linh kiện giá trị thấp.

Thực tế, việc nhập cả vỏ hộp tai nghe đã lắp ráp hoàn chỉnh (không bao gồm tai nghe) không được xem là linh kiện (hay cụm linh kiện) mà thực tế đó có thể được gọi là thành phẩm. Đơn cử như Apple, mẫu tai nghe Airpods (cũng như một số mẫu tai nghe True Wireless khác trên thị trường) được cấu tạo bởi hai thành phần chính là “vỏ hộp đựng – hộp sạc – tai nghe”, và Apple cũng đã bày bán hộp đựng tai nghe rời (không bao gồm tai nghe) cho những khách hàng bị các tình trạng hư hỏng hoặc làm hư hộp đựng của tai nghe. Vì vậy, việc nói nhập cả hộp tai nghe về xem nó như cụm linh kiện là điều không hợp lí. Các linh kiện hay cụm linh kiện là những phần tử rời rạc cơ bản, có những tính năng xác định dùng cho ghép nối thành mạch điện hay thiết bị điện tử. Hoặc theo Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành: Linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế là chi tiết, cụm chi tiết cấu thành nên máy móc, thiết bị, được nhập khẩu để thay thế, sửa chữa nhằm bảo đảm hoặc nâng cao hiệu quả, công suất hoạt động của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đang vận hành.

Dù rất nhiều lần công ty này bị phát hiện có dấu hiệu đánh tráo khái niệm, lừa dối người tiêu dùng bằng những mỹ từ “Công nghệ lõi” – “Made in Vietnam, do người Việt làm chủ”. Thế nhưng, vẫn không có bất kỳ đơn vị truyền thông nào đứng ra vạch trần những thủ đoạn này. Trong khi đối với ASANZO, công ty này cũng nhập khẩu linh kiện, lắp ráp tại nhà máy hay thậm chí nhập khẩu cả thành phẩm (mà hiện nay chúng ta gọi là sản xuất ODM) lại bị truyền thông tẩy chay, vạch trần dẫn đến người dùng quay lưng.

Giữa hai câu chuyện này có cùng một mấu chốt: Đó là đều thuê các doanh nghiệp Trung Quốc gia công, nhập linh kiện – thành phẩm và lắp ráp, dãn nhãn Made in Việt Nam. Thế nhưng kết quả thì ASANZO bị tẩy chay, bị “vạch trần” vì sử dụng linh kiện Trung Quốc, một bên khác thì vẫn ung dung âm thầm ra mắt sản phẩm, đánh tráo khái niệm và tiếp tục lừa dối người tiêu dùng. Có lẽ chúng ta đã nợ ASANZO lời xin lỗi.

4.29 ( 45 bình chọn )

Bài viết liên quan

About Nguyễn Thành Đạt

View all posts by Nguyễn Thành Đạt

Ý kiến bạn đọc (6)

  1. Nợ lời xin lỗi gì 😂 Bớt đăng bài đánh tráo khái niệm. Asanzo bị tẩy chay vì nói là made in Việt Nam nhưng gần như … Và điều không được chấp nhận bởi người tiêu dùng. Nó không phải luật định mà là không hợp lòng dân. Không hợp ý của người dùng. Nếu mà xin lỗi gì thì nhìn lịch sử xem Nhà Hồ không hợp lòng dân 😃 Bởi vì nhà Hồ có thực quyền, Asanzo bán được số lớn hàng gây ảnh hưởng mạnh tới tỉ lệ lớn, từ đó buộc chính quyền điều tra, an dân. BKAV về cơ bản là bán cho ai, lừa ai, thì chỉ là một hạt cát, và bốc phét lồ lộ thế kia thì được xếp vào chiến lược marketing bẩn. Nói chung bkav tai nghe bán ra không đủ để người tiêu dùng phẫn nỗ, vì nó không được họ tin dùng dùng hay ủng hộ. Vậy thì mấy cái khó phân định rõ ràng sẽ không bị xử lí.Còn Asanzo, là hành động pháp lí bảo vệ nền kinh tế và sức lao động nội địa. Việc phụ thuộc quá nhiều vào TQ sẽ khiến người lao động mất cơ hội việc làm v…v… Asanzo có tạo việc làm nhưng chưa chủ động phát triển nội địa hoá. Họ chỉ bị “nhắc nhở” mà thôi. Rõ ràng nhiều doanh nghiệp ngoại lại có lợi, vì sao. Vì tỉ lệ nội địa hoá, và lợi ích kinh tế họ tạo ra cho người lao động, cũng như xu hướng, mở rộng nội địa hoá. Còn mà nói mất khách?! Không có đâu tệp khách hàng giá rẻ vẫn không đổi. Nhưng từ đây nhận ra, cái sản phẩm này, nó có bao nhiêu là Việt Nam. Bảo vệ thương hiệu/ chất xám/ sức lao động Việt nhằm phân định rõ ràng hơn.
    Mấy ông đăng bài kiều xào xáo, mù mờ đánh tráo khái niệm bất chấp để khịa một cty nhỏ xíu như BKAV nó buồn cười quá. Một là viết rõ, hai là không viết. Tránh tổn hại cộng đồng.

    1. Cái gì đúng thì phải nói. Bkav marketing bẩn thì phải bị bóc phốt. Chả nhẽ lừa được ít người thì được du di cho qua. Mà ông nghe đâu ra cái Bkav là cty nhỏ xíu vậy? Đúng là ếch ngồi đáy giếng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Xem thêm