Lăng kính The PixelMobileNội dung nổi bật

Vì sao các hãng quay lại thị trường máy tính bảng Android?

Sau khi Vivo xác nhận tham gia thị trường máy tính bảng, người tiêu dùng ngày càng có thêm nhiều lựa chọn khi mua những chiếc tablet nhằm phục vụ nhu cầu làm việc từ xa trong đại dịch. Những điều đó liệu có làm lung lay vị thế độc tôn của những chiếc iPad?
689

Năm 2021, người dùng công nghệ chứng kiến sự trở lại đầy mạnh mẽ của các thiết bị máy tính bảng Android, ngoại trừ những cái tên tiêu biểu như: Samsung, Huawei thì các hãng khác cũng bắt đầu có những động thái tham gia vào thị trường tablet này.

Cụ thể hơn như Xiaomi vừa chính thức ra mắt bộ 3 sản phẩm máy tính bảng lần lượt là: Xiaomi Mi Pad 5 – Mi Pad 5 Pro – Mi Pad 5 Pro 5G với thiết kế vuông vứt như những chiếc iPad Pro 2020, chạy chip SnapDragon 8xx mạnh mẽ, hay mới đây thôi Realme và Vivo cũng đã chính thức xác nhận họ sẽ tham gia vào thị trường máy tính bảng, Lenovo cũng chịu chi hơn cho dòng máy tính bảng mới nhất của hãng – Lenovo Xiaoxin Pad Pro 2021 với con chip đầu bảng SnapDragon 870.

Có thể thấy thị trường máy tính bảng đã có dấu hiệu sôi động hơn hẳn so với những năm trước, khi mà cuộc chơi lúc ấy chỉ có Apple iPad, Android thì “loáng thoáng” đâu đó có mặt vài thương hiệu như Samsung, Huawei. Vậy tại sao các hãng lại quay lại thị trường máy tính bản đầy khó khăn này?

1. Nhu cầu từ đại dịch

Có thể thấy rất rõ kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu học online và làm việc từ xa gia tăng hơn bao giờ hết. Ngoài laptop ra, tablet cũng là thiết bị được người tiêu dùng ưa chuộng bởi tính chất gọn nhẹ, dễ sử dụng, phục vụ được các nhu cầu làm việc cơ bản, học online, bên cạnh đó chi phí cũng tiết kiệm hơn nhiều so với việc mua một chiếc laptop.

Theo báo cáo mới đây từ Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC), trong năm 2020, chỉ riêng Apple đã chiếm 32,5% thị phần máy tính bảng toàn cầu (53,2 triệu chiếc iPad). Đứng ngay sau Apple là Samsung và Huawei. Samsung trong năm qua đã bán 31,3 triệu chiếc máy tính bảng, tăng 44,4% so với năm trước đó, chiếm 19,1% thị phần toàn cầu. Còn đối thủ Huawei có sự sụt giảm về thị phần từ 10,2% xuống 9,8%, năm 2020 Huawei đã bán được 16 triệu chiếc.

Và với việc thế giới vẫn phải tiếp tục sống chung với đại dịch này, nhu cầu học online và “work from home” sẽ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Có thể đây là cơ hội mà các nhà sản xuất điện thoại Android nhìn thấy và mong muốn lấy lại miếng bánh to lớn này, vốn chỉ thuộc về Apple và Samsung như trước kia?

2. Các hãng đang cố xây dựng hệ sinh thái cho riêng mình

Thời gian gần đây, các thương hiệu sản xuất smartphone như Xiaomi, OPPO, Realme hay cả Samsung, Huawei vẫn đang cố xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn cho các sản phẩm và hệ sinh thái của mình. Các hãng lần lượt đua nhau ra mắt các sản phẩm để bổ trợ cho hệ sinh thái smartphone của mình như: tai nghe không dây, đồng hồ thông minh, hay kể cả các mẫu laptop. Và có thể nói Tablet chính là chìa khóa để giúp các hãng smartphone Android hoàn thiện hệ sinh thái cho riêng mình để có thể cạnh tranh sòng phẳng với hệ sinh thái nhà táo khuyết.

Một bằng chứng khác cho thấy các hãng đang cố hoàn thiện hệ sinh thái của mình – Samsung, khi bộ đôi Samsung Galaxy Tab S7 – S7 Plus ra mắt năm nay đánh dấu sự hợp tác giữa nhà Samsung và Microsoft, cho phép họ liên kết hệ sinh thái với nhau nhằm tạo ra sự liền mạch đối với trải nghiệm của người tiêu dùng.

Việc các thiết bị máy tính bảng Android có thể giành lại thị phần của mình hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Tuy nhiên việc các hãng quay lại thị trường máy tính bảng đã khiến cho thị trường này sôi động hơn bao giờ hết, cuộc cạnh tranh giữa các ông lớn sẽ cam go hơn. Bù lại người dụng sẽ có thể có thêm nhiều sự lựa chọn hơn, thay vì chỉ là phải lựa chọn hoặc Samsung hoặc iPad.

5 ( 1 bình chọn )

Bài viết liên quan

About Nguyễn Thành Đạt

View all posts by Nguyễn Thành Đạt

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Xem thêm