Góc Nhìn The PixelLăng kính The PixelNội dung nổi bậtTin tức đáng chú ý

Thị trường Smartphone Trung Quốc: Khi cấu hình không còn là tất cả

Smartphone Trung Quốc từ trước đến nay luôn được biết đến là điện thoại giá rẻ cấu hình cao. Thế nhưng công thức ấy đã không còn thành công như trước nữa. Vậy sự thật ra sao?
2458

Các nhà thương hiệu Trung Quốc từ trước đến nay luôn được biết đến với những chiếc smartphone Android cấu hình cao, giá thành phải chăng. Nhưng cách làm này liệu còn có hiệu quả ở thời điểm hiện tại???

Xiaomi Poco X3 Pro

Nổi tiếng với chiến lược smartphone giá rẻ – cấu hình cao giúp cho các thương hiệu như: Xiaomi, OnePlus đạt được nhiều thành công về doanh số với những thiết bị được mệnh danh là “Flagship Killer”. Thế nhưng bức tranh tổng quan về thị trường lại cho thấy sự ngược lại hoàn toàn khi những chiếc smartphone Android giá rẻ cấu hình cao gần như mất hút trong danh sách những sản phẩm bán chạy nhất tại Trung Quốc.

Top 5 smartphone bán chạy tại Trung Quốc 2021

Theo danh sách công bố về Top 5 smartphone bán chạy tại Trung Quốc, hai vị trí dẫn đầu danh sách này thuộc về sản phẩm nhà táo khuyết: Apple iPhone 12 (Chiếm 6% số lượng máy bán ra trên toàn thị trường Trung Quốc) và Apple iPhone 11 (Chiếm 3%). Hai vị trí tiếp theo thuộc về dòng sản phẩm giá rẻ nhà OPPO: OPPO A32 và OPPO A55 5G (Cả hai cùng chiếm 3% số lượng máy bán ra). Vị trí thứ 5 một lần nữa thuộc về Apple – iPhone 12 Pro Max.

Hoàn toàn bất ngờ khi trong danh sách này không hề xuất hiện những cái tên Flagship Killer như Xiaomi hay OnePlus. Không thể phủ nhận sự thành công của chiến lược giá rẻ – cấu hình cao mà Xiaomi hay OnePlus đã theo đuổi, tuy nhiên khi xem tổng quan về thị trường thì có lẽ đa số người dân Trung Quốc vẫn ưa chuộng những mẫu máy có logo táo khuyết hơn, điển hình như sau sự kiện Apple ra mắt iPhone 13 Series, ngay lập tức các đơn đặt hàng trước dòng sản phẩm này tăng liên tục và xảy ra tình trạng cháy hàng đối với iPhone 13 ở thị trường tỷ dân.

Link bài viết về vấn đề iPhone 13 cháy hàng tại Trung Quốc: https://thepixel.vn/iphone-13-chay-hang-tai-trung-quoc/

Đối với chiến lược “Giá rẻ – cấu hình cao”, đây thực sự là bước đi đúng nhằm giúp cho các thương hiệu mới nhanh chóng xâm nhập thị trường, đạt mục tiêu về doanh số, độ phủ thương hiệu. Tuy nhiên việc chỉ tập trung vào cấu hình và đánh mạnh vào giá thành chỉ mang tính nhất thời, tạo hiệu ứng để được chú ý nhanh chóng. Khi thị trường bão hòa, người dùng Trung Quốc nói riêng hay toàn thế giới nói chung sẽ yêu cầu cái gì đó mang tính ổn định, lâu dài và có nét riêng hơn, tổng hòa về trải nghiệm thay vì chỉ là một chiếc máy có cấu hình mạnh và…hết.

Một phần nữa cũng cần phải nhấn mạnh, thị trường Trung Quốc với hơn 1 tỷ dân, hàng trăm triệu người dùng smartphone, mức độ phân hóa về thu nhập cũng rất cao. Các mẫu smartphone tập trung vào cấu hình ở thời điểm hiện tại không hẳn đã còn rẻ (do covid-19, sự cố về nguồn cung chất bán dẫn, giá thành linh kiện tăng), do đó, với mức thu nhập thấp, nhiều người lựa chọn các giải pháp an toàn để phục vụ nhu cầu nghe gọi, kết nối và sử dụng các ứng dụng thanh toán, dịch vụ online. Thế nhưng, nhìn vào những bản danh sách smartphone bán chạy gần đây ở nước láng giềng, bạn có nhận ra điều gì không?

Ngoài iPhone là sự thèm khát của đa phần người dùng smartphone tại Trung Quốc, các mẫu smartphone tập trung vào cấu hình đang dần mất đi chỗ đứng. Trở lại danh sách smartphone bán chạy trong Q3/2020, chúng ta không thấy được bất kỳ các sản phẩm nào mang doanh số hoành tráng như của Xiaomi, OnePlus và thay vào đó là những chiếc smartphone mà anh em trong nước có vẻ “khẳng định là không tốt” như OPPO A32, A55, trước đó là Vivo Y3… lạ!!

Danh sách những thiết bị smartphone bán chạy nhất Q3/2020 tại Trung Quốc

Nhìn vào danh sách những thiết bị smartphone bán chạy nhất tại thị trường Trung Quốc kể từ Q3/2020, chúng ta một lần nữa thấy rằng có vẻ như chiếc lược tung ra các sản phẩm Flagship Killer đã không còn hiệu quả, có thể lúc ra mắt đạt doanh số 10.000 – 20.000 thiết bị trong 5 phút, 10 phút. Nhưng đối với thị trường tỷ dân như Trung Quốc thì con số này thật sự không thấm vào đâu.

Honor Magic 3 Pro+

Có vẻ các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã thay đổi định hướng, nên thời gian gần đây các nhà sản xuất điện thoại như Xiaomi, Vivo, OnePlus, Honor đang dần tập trung xây dựng giá trị thương hiệu bằng cách đa dạng hóa các dòng sản phẩm, cho ra những phiên bản “Pro Plus” với mức giá cao hơn nhằm khẳng định vị thế thương hiệu, thay đổi cách nhìn nhận từ người tiêu dùng.

Chúng ta nên quên bài toán về cấu hình/giá thành, một chiếc smartphone phải hội tụ đủ nhiều yếu tố thay vì chỉ làm hài lòng ở một khía cạnh. Bên cạnh đó, xu hướng tạo dựng một hệ sinh thái thiết bị sẽ đảm bảo sự trung thành của người dùng, Huawei, OPPO, Apple đã và đang thành công với con đường đó.

Bởi vậy, nếu như trong hệ sinh thái toàn diện, chỉ cần một chiếc smartphone “cơ bản” là đủ thì có lẽ A32, A55 của OPPO, Y3 của Vivo hay bất kể thiết bị sau này đều chỗ đứng. Điều này giống như việc bạn sở hữu một chiếc điện thoại Vsmart, chạy xe Vinfast ở nhà Vinhome hay chỉ đơn giản chúng là chiếc “máy phụ” được yêu thích nhất tại Trung Quốc.

0 ( 0 bình chọn )

Bài viết liên quan

About Nguyễn Thành Đạt

View all posts by Nguyễn Thành Đạt

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Xem thêm