MobileTin tứcTin tức đáng chú ý

Smartphone có cần đến 7 năm cập nhật phần mềm?

Mới đây thôi phía Đức đã đề xuất các nhà sản xuất smartphone khi bán tại Đức phải cập nhật phần mềm trong vòng 7 năm. Điều này gây ra không ít tranh cãi, vậy sự thật như thế nào.
809

Theo tờ Heise Online, Đức mới đây đã đưa ra đề xuất mới yêu cầu các nhà sản xuất smartphone phải cung cấp 7 năm cập nhật bản vá bảo mật, đồng thời trong khoảng thời gian này, các linh kiện thay thế cho smartphone cũ sẽ vẫn phải có sẵn và được cung cấp “với mức giá hợp lý”.

Vào năm 2018, Google chính thức đưa ra chính sách yêu cầu các nhà sản xuất smartphone chạy hệ điều hành Android phải cung cấp “ít nhất 4 trong 5 bản cập nhật bảo mật” trong vòng một năm kể từ ngày ra mắt điện thoại. Trong hợp đồng còn quy định rõ: “mỗi bản “vá” sẽ được cập nhật 3 tháng/lần (tối đa 90 ngày) kể từ khi lỗ hổng bảo mật được phát hiện”. Nếu các hãng sản xuất không tuân thủ bộ quy định mới nhất này, Google sẽ bảo lưu quyền phê duyệt trong sau này của họ.

Và quy định về thỏa thuận cấp phép mới của Google dành cho điện thoại, máy tính bảng chạy hệ điều hành Android sẽ được Liên minh Châu Âu (EU) xuất bản kèm với những điều khoản trong các ứng dụng của công ty, bao gồm cả cửa hàng Google Play.

Tuy nhiên mới đây thôi phía Châu Âu, cụ thể hơn là Đức đã đề xuất tăng thời gian cập nhật phần mềm, bản vá không chỉ 5 năm mà là 7 năm, chưa kể trong 7 năm đó, các nhà sản xuất phải đảm bảo về linh kiện sửa chữa, thay thế cho các sản phẩm của họ.

Lí do được cho rằng Đức (Châu Âu) muốn nỗ lực làm cho danh mục sản phẩm này thân thiện hơn với môi trường, trước đây Ủy ban Châu Âu (EC) đề xuất những điều này trong 5 năm, tuy nhiên Đức muốn làm hơn cả thế. Theo thống kê từ “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” được Liên hợp quốc công bố vào tháng 7/2020 cho biết, trong năm 2019, trên toàn thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử, tăng 21% so với 5 năm trước đây. Trong đó, châu Á là nơi tạo ra nhiều nhất với khoảng 24,9 triệu tấn, tiếp đến là khu vực châu Mỹ 13,1 triệu tấn và châu Âu 12 triệu tấn. Trong số 53,6 triệu tấn rác thải điện tử được thải ra, chỉ có 17% chất thải được tái chế, phần còn lại chuyển đến các bãi chôn lấp, thiêu hủy hoặc đơn giản là không được xử lý. Trong đó, châu Âu là nơi đạt tỷ lệ tái chế rác thải điện tử cao nhất trong năm 2019 với 42%, còn châu Á chỉ ở mức 12%. Và với sự tăng trưởng của lượng rác thải như hiện nay, khả năng cao vào năm 2030 lượng rác thải điện tử toàn cầu sẽ vượt ngưỡng 74 triệu tấn rác mỗi năm. Có lẽ đây là một trong những lí do khiến Đức đã đề xuất thời gian cập nhật smartphone tăng từ 5 năm lên đến 7 năm để giữ chân người dùng chăng?

Nếu đề xuất này được duyệt và thông qua thì có lẽ các nhà sản xuất smartphone sẽ gặp khó khăn lớn khi phân phối sản phẩm của mình tại đất nước này. Bởi lẻ việc cập nhật phần mềm lâu dài từ trước đến giờ luôn là một trong những vấn đề các nhà sản xuất luôn đau đáu, không phải bất kỳ nhà sản xuất điện thoại thông minh nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Đầu tiên là đến từ người tiêu dùng, rất hiếm những ai sử dụng một chiếc điện thoại đến 7 năm để có thể nhận và cập nhật các phiên bản phần mềm mới (hầu như là không có). Theo khảo sát của Android Authority năm 2019, hầu hết người dùng có xu hướng nâng cấp smartphone sau 1 – 2 năm sử dụng, chiếm tỷ lệ 33%; tỉ lệ người dùng sử dụng điện thoại hơn 2 năm là 31%, 13% người dùng cho rằng sẽ thay smartphone mới nếu điện thoại hiện tại có dấu hiệu hư hỏng.

Kết quả khảo sát từ Android Authority năm 2019

Tại Việt Nam, trung bình 2 -3 năm người dùng sẽ nâng cấp smartphone của họ. Vì vậy có thể thấy, việc người dùng có thể sử dụng chiếc smartphone lên đến 7 năm hầu như rất ít. Chưa kể công nghệ trên smartphone ngày càng phát triển, chỉ trong 2 – 3 năm, xu hướng smartphone có thể thay đổi theo một trào lưu mới. Ví dụ như vào năm 2017, Apple ra mắt iPhone X với thiết kế tai thỏ tràn viền, mở ra một trào lưu “tai thỏ” đối với tất cả các hãng kể cả Android. Thế nhưng chỉ sang năm 2018, người dùng Android chứng kiến sự trỗi dậy của xu hướng màn hình có camera thò thụt để giữ cho màn hình tràn viền toàn bộ. Năm 2019, người dùng Android lần nữa chứng kiến giải pháp camera thò thụt bị khai tử, được thay thể bằng công nghệ camera đục lỗ trong màn hình (Infinity O), và bước sang năm 2021, xu hướng camera ẩn dưới màn hình bắt đầu nhen nhóm xuất hiện.

Chưa kể việc các ứng dụng ngày càng nặng đòi hỏi smartphone ngày càng phải có cấu hình mạnh hơn, bộ nhớ RAM – ROM lớn hơn để đáp ứng được điều này. Ngoài ra còn việc dung lượng pin chai và yếu dần theo thời gian cũng ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm người tiêu dùng. Vì vậy việc người dùng sử dụng một chiếc smartphone lên đến 7 năm để nhận các bảng cập nhật trong 7 năm là điều rất khó xảy ra đối với người tiêu dùng.

Thứ 2, việc nhà sản xuất phát hành các bản cập nhật từ lớn đến nhỏ trong 7 năm đối với tất cả các dòng máy của họ là điều vô cùng khó khăn, đòi hỏi nguồn lực vô cùng lớn đến từ nhà sản xuất.

iOS nổi tiếng về khả năng cập nhật lâu dài, tuy nhiên thời hạn tối đa mà Apple hỗ trợ cập nhật các bản iOS mới tối đa là 6 năm (Tính tới thời điểm hiện tại). Đối với các sản phẩm Flagship Android, thời hạn tối đa tính tới thời điểm hiện tại cũng chỉ được 3 bảng cập nhật lớn. Sở dĩ có sự khác biệt này về cơ bản là do iOS trên iPhone được Apple tự nghiên cứu và tự phát triển trên tất cả các sản phẩm của mình, điều này sẽ dễ dàng hơn so với nhà Android. Đối với các máy chạy hệ điều hành Android, mỗi lần cập nhật, các nhà sản xuất bị phụ thuộc vào Google, chỉ khi Google ra mắt bản Android mới thì các hãng mới có thể nhận và sau đó lại phải tùy biến theo giao diện của mỗi hàng, khá phức tạp so với Android; Một mấu chốt khác đó là Android phân mảnh vô cùng, các sản phẩm chạy hệ điều hành Android trải dài từ phân khúc giá rẻ cho đến các sản phẩm cao cấp. Những điều này khiến việc cập nhật Android trở nên lâu hơn và khó có thể cập nhật lâu dài cho các sản phẩm mình.

Và có thể nói việc Đức yêu cầu các nhà sản xuất nâng thời gian cập nhật phần mềm lên đến 7 năm là một điều lãng phí và không mang lại quá nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Như đã đề cập ở phía trên, hiện nay công nghệ trên smartphone phát triển liên tục, chỉ 2-3 năm đủ để khiến công nghệ trên smartphone lỗi thời. Các tính năng mới khi được cập nhật qua phần mềm đòi hỏi phần cứng của smartphone phải được trang bị đầy đủ các tính năng đó, phần mềm mỗi năm các nhà sản xuất có thể tùy biến và thay đổi, nhưng phần cứng trên smartphone thì không thể. Chưa kể các bản cập nhật ngày nay có dung lượng ngày càng lớn, những bản cập nhật lớn thường có dung lượng 1GB – 2GB. Nên việc nâng thời gian cập nhật smartphone lên đến 7 năm thật sự là điều lãng phí và bất khả thi, không mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.

Đề xuất trên sẽ được chính thức đưa ra vào năm 2023 nếu không có sự thay đổi từ Đức và Ủy ban Châu Âu (EC). Trong khi đó, vào tháng 4/2021, các bộ trưởng Tây Ban Nha đã thông qua tiêu chuẩn quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng, buộc các công ty phải bán sản phẩm với bảo hành 3 năm, cũng như tăng mức độ sẵn có của linh kiện thay thế từ 5 năm lên 10 năm.

Chính vì vậy, nếu đề xuất này của chính phủ Đức được thông qua, không chỉ riêng Apple đau đầu mà các nhà sản xuất Android càng gặp khó khăn hơn để có thể tiếp tục cạnh tranh và phát triển ở thị trường này. Bởi vì việc để các nhà sản xuất có thể duy trì các bản cập nhật từ 3 năm (Đối với các sản phẩm chạy hệ điều hành Android) đến 5 năm (Đối với các sản phẩm Apple iPhone) là điều vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian từ phía nhà sản xuất. Đổi lại người dùng sẽ cảm thấy an tâm với với các sản phẩm smartphone của mình, người dùng sẽ không còn lo rằng điện thoại của mình có bị “đem con bỏ chợ” hay không. Và nếu các nhà sản xuất Android thật sự làm được điều này, khoảng cách về phần mềm giữa Android và iOS sẽ được rút ngắn phần nào thay vì trước đây, chỉ iOS mới mang lại trải nghiệm ổn định, lâu dài. Vậy nên thật ra mà nói nếu điều luật này được thông qua, người tiêu dùng sẽ được lợi nhiều hơn đối với smartphone của mình.

5 ( 1 bình chọn )

Bài viết liên quan

About Nguyễn Thành Đạt

View all posts by Nguyễn Thành Đạt

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Xem thêm