GamesNội dung nổi bậtThe Pixel Work & Play

Sẽ ra sao nếu Squid Game thực sự trở thành Game? Netflix sẽ trả lời bạn

Squid Game - một bộ phim thể loại sinh tồn, chất liệu cực tốt để trở thành một tựa game battle royale trong tương lai.
1447

Trong vòng chưa đầy một tuần kể từ khi phát hành vào ngày 17/9, Squid Game đã trở thành tựa phim hàng đầu trong Top 10 Netflix tại 23 quốc gia trên thế giới bao gồm cả Mỹ. Bộ phim đã chính thức phá kỷ lục của Sweet Home, trở thành series Netflix Hàn Quốc có thứ hạng cao nhất trong lịch sử.

Bộ phim truyền hình theo thể loại battle royale (tạm dịch là đấu trường sinh tồn) của Hàn Quốc kể về một nhóm người bị xã hội ruồng bỏ, mang theo nợ nần, những người đã chấp nhận ký cam kết bỏ mạng để tham gia vào một cuộc cạnh tranh với số tiền khổng lồ 45,6 tỉ won. Luật chơi là bất kỳ ai thất bại trong một thử thách sẽ bị giết ngay lập tức, thường là do một phát súng bắn trúng đầu của những người bảo vệ đeo mặt nạ làm việc cho tổ chức hắc ám điều hành toàn bộ chương trình.

Nổi tiếng là vậy nhưng điểm thu hút của bộ phim lại chủ yếu xoay quanh tuyến nhân vật cùng những diễn biến tâm lí và hành động bất ngờ. Còn phần “trò chơi” để sinh tồn của phim lại không được đánh giá cao bởi sự đơn giản, dễ đoán và có phần may rủi.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận độ HOT của Squid Game – series phim Hàn Quốc do Netflix sản xuất có khởi đầu thành công nhất. Vậy nên, ông lớn trong ngành nội dung trực tuyến này đang xem xét khả năng chuyển thể phim thành trò chơi điện tử. Mặc dù đây mới chỉ là dự định và còn đang trong giai đoạn đàm phán giữa nhiều bên nhưng cũng đã tạo nhiều sự tò mò, thích thú cho mọi người. 

Xét về tính khả thi, với tiềm lực của Netflix và cốt truyện độc đáo cùng độ phủ sóng của Squid Game, chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng vào sự ra đời của tựa game sẽ được đầu tư tốt và gây chú ý. Sự thành công của PUBG – lấy ý tưởng từ thể loại battle royale là một minh chứng cho điều đó. Những tựa game có motive theo kiểu thế giới mở cho phép tương tác và hành động tự do, cùng với sự cạnh tranh cao từ nhiều người chơi cùng lúc. Những điều này hoàn toàn phù hợp nếu phát triển nội dung Squid Game thành trò chơi.

Tiếp theo, giống như trong phim, người chơi sẽ là nhiều kiểu người từ nhiều độ tuổi, hoàn cảnh khác nhau…Bởi vậy khi chơi game, mỗi một người chơi có thể mang sức mạnh hoặc năng lực khác nhau, và thật thú vị nếu điều đó lại là ngẫu nhiên chẳng hạn. Lối chơi hoàn toàn có thể dựa trên sự kịch tính đầy cảm xúc giữa các đối thủ cạnh tranh, mối liên kết mà họ tạo ra và phá vỡ, cũng như các lớp bí ẩn đằng sau chính đối thủ. Nếu Netflix nghiêm túc với việc này thì chúng mình rất mong đợi cách để họ biến tấu những nội dung trong phim ảnh và điều chỉnh nó thành một trò chơi và tất nhiên là bạn sẽ không chỉ muốn chơi nó duy nhất một lần.

Khác với một nội dung phim ảnh về người thật việc thật, ở trong game, những người chơi chúng ta dễ dàng bộc lộ bản chất hơn. Một trong những minh chứng đem lại sự hấp dẫn cho việc này là tựa game Among Us, có cả làm việc theo nhóm, cả những sự phản bội, chơi khăm lẫn nhau. Dù sao thì khi đó người chơi sẽ thực sự là chính mình khi được đặt trong một bối cảnh tương đối đời thực hơn nhiều so với những thể loại battle royale khác hiện nay chỉ có một mục tiêu sống sót duy nhất với súng đạn trong tay. Bởi “khi đến với game nhập vai, điều người chơi mong đợi là những trải nghiệm họ không thế có trong đời thực, chẳng hạn như chiến đấu hay sống đúng với con người bên trong mình” 

Bên cạnh những kỳ vọng thì cũng có không ít nghi ngờ với ý tưởng này. 

Thứ nhất phải kể đến “trò chơi” – những thử thách chết người mà người chơi phải vượt qua. Squid Game gây tranh cãi khi gắn mác thể loại sinh tồn nhưng mức độ của các thử thách lại không hề tức phạp, “cân não” bởi chúng đều lấy mẫu từ những trò chơi thời thơ ấu: 123!, kéo co, tách kẹo,… Vậy nếu làm game buộc Netflix phải có sự nâng cấp cho các trò chơi này, bởi chúng đã quá dễ đoán!

Tiếp theo, liệu tựa game này có cho người chơi được những sự lựa chọn của những nhân vật trong phim khi đứng trước lợi ích sống còn của mình – yếu tố tạo nên thành công của phim hay không? Vì có những lúc, người chơi phát giác ra chỉ sau 1/3 đầu game rằng: dù lựa chọn như thế nào đi nữa, cũng chỉ dẫn đến một kết cục, có khác chăng chỉ là thứ tự và độ dài của những con đường để đến cái đích đó giống như nhân vật chính Ji Hun trong phim (người có chiến thắng được cho phần nhiều là dựa trên may mắn). Một tựa game sinh tồn vươn lên một tầm cao mới so với những game sinh tồn nhan nhản ngoài kia, khi cho phép người chơi có sự lựa chọn và chịu trách nhiệm cho những diễn biến theo lựa chọn của mình. Khi đó người chơi có thể chiêm nghiệm cuộc đời và sự vật từ những góc nhìn khác nhau, những quan điểm khác nhau.

Vậy còn bạn thì sao? Bạn nghĩ thế nào nếu như Squid Game

5 ( 1 bình chọn )

Bài viết liên quan

About Nguyễn Thành Đạt

View all posts by Nguyễn Thành Đạt

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Xem thêm