Góc Nhìn The PixelLăng kính The PixelNội dung nổi bật

Những chiêu trò tăng doanh số của các hãng smartphone

Để có một bản báo cáo doanh số đẹp cho những dòng sản phẩm chủ lực. Đây là những các hãng smartphone thường sử dụng.
1402

Có bao giờ các bạn thắc mắc các hãng điện thoại thường làm gì để thúc đẩy doanh số bán hàng của hãng không? Các đại lý bán lẻ thường làm gì để có một bản báo cáo doanh số đẹp ? Trong bài viết này, The Pixel sẽ bật mí cho các bạn những chiêu trò tăng doanh số của các hãng smartphone.

Kích hoạt smartphone trước

Đối với các sản phẩm chủ lực (Hero), các nhãn hàng thường dành một khoản thưởng lớn cho nhà bán lẻ hoàn thành được mục tiêu doanh số (KPI) trong đợt mở bán đầu tiên. Phần thưởng có thể là tiền mặt hoặc cũng có thể tăng mức chiết khấu cho những đợt hàng tiếp theo. Do đó, bất kì nhà bán lẻ nào cũng mong muốn nhận được thêm phần ưu đãi này.

Vậy nếu không thể hoàn thành được KPI, các nhà bán lẻ sẽ làm gì để nhận thưởng? Một trong nhiều cách thức là kích hoạt máy trước để đạt doanh số và nhận thưởng từ nhãn hàng. Sau đó, số lượng smartphone này sẽ đến tay người tiêu dùng bằng các chương trình khuyến mãi với giá thấp hơn so với máy chưa kích hoạt. Thực tế, việc này cũng giúp người dùng tiếp cận các sản phẩm mới với giá rẻ hơn.

Bán B2B (Business To Business)

Ngoài hình thức bán trực tiếp đến tay người dùng cuối, những chuỗi bán lẻ hàng đầu còn có thêm kênh bán hàng khác gọi là B2B (Business To Business), phân phối lại cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Chắc hẳn, nhiều bạn đọc đang thắc mắc, tại sao các cửa hàng nhỏ không nhập trực tiếp từ hãng để có chiết khấu tốt hơn? Điều này không hoàn toàn đúng, bởi mức chiếu khấu còn tuỳ thuộc vào quy mô của từng nhà bán lẻ.

Ví dụ, mức chiết khấu dành cho những chuỗi bán lẻ lớn là 25% thì với cửa hàng nhỏ chỉ ở mức 15%. Như vậy, nếu nhập lại từ các chuỗi bán lẻ lớn với mức chiết khấu 20%, cửa hàng nhỏ lẻ vẫn có lợi nhuận cao hơn việc nhập hàng từ hãng. Tuy nhiên, nhiều loại máy có thể đã được kích hoạt trước để đảm bảo khoản thưởng cho chuỗi bán lẻ lớn.

Xuất qua thị trường khác

Một trong những cách thức không ngờ tới chính là việc chuyển các lô hàng sang thị trường khác đang có nhu cầu. Theo một số nguồn tin riêng của The Pixel, một số chuỗi bán lẻ sẽ kích hoạt máy trước tại thị trường Việt Nam và sau đó chuyển những lô hàng này qua các thị trường lân cận.

Cách thức này không thể áp dụng với tất cả các nhãn hàng, bởi với một số hãng có sự phân biệt rõ ràng giữa từng quốc gia thì không thể thực hiện. Do đó, chuỗi bán lẻ cần có sự hậu thuẫn từ hãng mới có thể thực hiện được. Đã từng có trường hợp, CEO của một hãng điện thoại lớn tại Việt Nam bị cắt chức khi cho phép xuất hàng sang thị trường khác.

Thực tế các chiêu trò này, các nhà sản xuất hoàn toàn có thể kiểm soát được những nhà bán lẻ đang hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có một số hãng smartphone “làm lơ” để có một bản báo cáo doanh số đẹp mắt. Các bạn nghĩ sao về các chiêu trò này, hoan nghênh các bạn để lại ý kiến để cùng nhau bàn luận nhé.

4.5 ( 2 bình chọn )

Bài viết liên quan

About Nguyễn Thành Đạt

View all posts by Nguyễn Thành Đạt

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

Xem thêm