Cập nhật phần mềm luôn là câu chuyện muôn thở trên các mẫu smartphone. Nếu như iPhone vốn được biết đến với khả năng cập nhật nhanh chóng, lâu dài. Thì đối với các thiết bị Android, câu chuyện cập nhật trở nên khó khăn do có rất nhiều nhà sản xuất tham gia tuỳ chỉnh lại giao diện.
- Xem thêm: Samsung ra mắt chương trình tự sửa chữa tại nhà
- Xem thêm: OPPO A98 5G sắp mở bán ở Việt Nam

iOS 16 có thể được xem là phiên bản phần mềm mới nhất trên các thiết bị nhà táo khuyết. Sau gần 1 năm ra mắt, đã có 81% tổng số iPhone được cài sẵn phần mềm này. Nếu chúng ta chỉ giới hạn những thiết bị được ra mắt trong thời gian gần đây, tỷ lệ này là 90%.

Đối vơi những thiết bị chạy hệ điều hành Android. Theo số liệu thống kê từ Google vào đầu tháng 06/2023. Phiên bản Android 13 hiện được cài sẵn trên 15% thiết bị đang hoạt động trên toàn cầu. Thế nhưng Android 11 vẫn là phiên bản phần mềm phổ biến nhất.
Nếu so sánh số liệu hồi 2 tháng trước, các thiết bị chạy Android 13 đã tăng trưởng từ 12.1% lên 14.7% thị phần. Trong khi đó, Android 11 vẫn tiếp tục là phiên bản phần mềm phổ biến nhất với 23.1% thị phần.

Nếu so sánh với iOS 17 trên iPhone, con số này vẫn khá thấp. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được bởi sự đặc thù của nhà sản xuất gốc. Nếu như Apple chỉ sản xuất duy nhất các mẫu Flagship iPhone thì các nhà sản xuất smartphone Android thì ngược lại.
Các nhà sản xuất smartphone Android khi ra mắt thiết bị mới đều có sự tuỳ chỉnh về giao diện. Ví dụ như ColorOS của OPPO, MIUI của Xiaomi, One UI của Samsung Galaxy,…vv.

Bên cạnh đó, chưa kể các nhà sản xuất này còn phân chia nhiều dòng sản phẩm khác nhau: dòng sản phẩm bình dân – giá rẻ – tầm trung – cận cao cấp – cao cấp. Những thiết bị này đều có sự khác nhau về thông số, cấu hình lẫn tính năng khác nhau.
Chia sẻ
Ý kiến bạn đọc (0)