Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, Apple vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và đạt cột mốc quan trong khi Táo khuyết trở thành công ty đầu tiên đạt giá trị vốn hoá 3.000 tỷ đô. Thành công của Apple chủ yếu đến từ iPhone, nó đã cách mạng hoá ngành công nghiệp “điện thoại di động thông minh”, thay thế sự thống trị của những thiết bị “nút bấm” bằng một màn hình cảm ứng đa điểm. Một vài năm sau đó, công ty này cung cấp một thiết bị nhỏ gọn hơn máy tính, nhưng màn hình to hơn iPhone để người dùng có thể sử dụng đọc báo, lướt web – iPad.
- Xem thêm: Từng khiến Facebook lép vế, Zingme đã sụp đổ như thế nào?
- Xem thêm: Bỏ tai thỏ, iPhone 14 sẽ chạy theo xu hướng “đục lỗ” của Android ?

Tiếp nối thành công là sự ra đời của hàng loạt thiết bị mang tính chất dẫn đầu xu hướng như Apple Watch, Airpods, màn hình tai thỏ Face ID trên iPhone X, hay thậm chí thời gian gần đây xuất hiện nhiều nguồn tin cho rằng hãng đang nghiên cứu những sản phẩm như kính AR, xe ô tô điện,…vv.
Từ năm 2018, Apple đã không còn chỉ tập trung vào mảng phần cứng mà chuyển hướng phát triển thêm các dịch vụ phần mềm nhằm tối đa hoá doanh thu và lợi nhuận, các dịch vụ trong hệ sinh thái nhà Táo khuyết được đẩy mạnh như: Apple Music, Apple TV +, Apple Arcade,…vv.

Ngoài Apple đạt giá trị vốn hoá công ty ở mức 3.000 tỷ đô, một số ông lớn khác cũng đang đạt được cột mốc nghìn tỷ như Alphabet (Công ty mẹ của Google), Microsoft, Amazon, Tesla đều đã đạt giá trị công ty 1.000 nghìn tỷ USD. Meta (Facebook) mới đây cũng đã vượt qua cột mốc 1.000 tỷ USD này hồi tháng 6/2021.
Chia sẻ
Ý kiến bạn đọc (0)